Đĩa đệm là gì

Đĩa đệm đóng vai trò lớn giúp cơ thể vận động linh hoạt, chịu lực và giảm chấn động khi các đốt sống cử động liên tục, tuy nhiên, ít ai biết rõ cấu trúc, vị trí cũng như các bệnh lý thường xảy ra với đĩa đệm.

Đĩa đệm là gì, vị trí của đĩa đệm

Đĩa đệm là gì, vị trí của đĩa đệm

1. Đĩa đệm là gì? Chức năng của đĩa đệm

Đĩa đệm là phần lót giữa 2 đốt sống, hình dạng giống một thấu kính lồi 2 mặt, dày khoảng 3 - 9mm, đường kính khoảng 2,54cm.

Theo báo cáo của Spinal Health, người trưởng thành có 23 đĩa đệm. Một số vị trí đốt sống không có đĩa đệm như: giữa hộp sọ và sốt sống cổ C1, đốt sống cổ C1 và C2, phần xương cùng và xương cụt không có chức năng vận động cũng không có đĩa đệm.

Đặc điểm khác của đĩa đệm:

  • Tổng chiều cao của các đĩa đệm bằng khoảng 1/4 chiều cao của cột sống
  • Đĩa đệm không cản quang nên không thấy được trên film chụp X-quang thông thường.

Đĩa đệm đảm nhiệm 2 chức năng chính như sau:

  • Nối các đốt sống: giữa các đốt sống là 1 đĩa đệm, và với sự trợ giúp của các dây chằng, gân cơ cấu tạo nên thành một tổ chức liên kết đàn hồi hỗ trợ vận động của cơ thể

  • Phân tán và chịu lực: 

    • Khi cơ thể vận động, các đốt sống kế cận bị xoắn, nén đều không bị tổn thương là nhờ vào khả năng biến dạng và tính chịu nén ép của đĩa đệm. Mọi vận động cột sống đĩa đệm đều trở thành điểm tựa trung tâm. Khả năng chuyển trượt của các khớp đốt sống tạo nên môi trường vận động nhất định cho cột sống.

    • Hơn nữa đĩa đệm cùng với đường cong sinh lý của cột sống cổ còn có chức năng chống đỡ trọng lượng của đầu và giảm xóc chấn động. Các chấn động và rung xóc tác động lên não và tủy sống đều được hấp thu. Nhân nhầy như một bọc dịch lỏng trải đều và cân đối được các áp lực dọc trục tới toàn bộ mâm sụn và vòng sợi. Nhờ đó mà tải trọng truyền xuống đốt sống phía dưới được giảm đi đáng kể.

2. Cấu tạo của đĩa đệm, chức năng của từng phần

Cấu tạo của đĩa đệm được chia thành 3 phần chính: nhân nhầy, bao xơ và tấm sụn tận cùng (theo thứ tự từ trong ra ngoài).

Hình ảnh mặt cắt dọc và ngang của đĩa đệm

Hình ảnh mặt cắt dọc và ngang của đĩa đệm

2.1. Nhân nhầy (nhân keo)

Nhân nhầy (nhân keo) đĩa đệm là phần nằm trong cùng của cấu trúc đĩa đệm, đây là một hoạt dịch lỏng, hơi nhầy và trong suốt, được cấu thành từ các proteoglycans: dermatan sulphate, kratosulphate, chondroitin sulphates, hyaluronic acid,...

Nhân nhầy đĩa đệm có khả năng hấp thu nước cao, khi vận động cột sống, nhân nhầy sẽ đẩy nước ra bên ngoài và xẹp xuống với tác dụng chịu lực, phân tán lực đều ra khắp mặt đĩa đệm và sẽ bị triệt tiêu dần. Khi ngừng vận động, phần nhân nhầy này sẽ hấp thụ nước trở lại và phồng về trạng thái bình thường.

Khả năng hấp thụ và giữ nước của đĩa đệm giảm dần theo độ tuổi của người (tương tự quá trình lão hóa ở người), ở trẻ em 80% nhân nhầy là nước còn ở người cao tuổi chỉ khoảng 60%.

Nhân nhầy đảm nhận 4 chức năng cụ thể là:

  • Điểm tựa: Nhân nhầy hoạt động giống như một hòn bi lớn, hai thân đốt sống kề nhau có thể vận động xung quanh đĩa đệm tạo cho cột sống có một trường vận động nhất định.
  • Cân bằng chấn động: 
    • Khi có tác động đè nén, nhân nhầy như một bọc dịch lỏng, có tác dụng truyền lực này một cách đồng đều khắp mọi phía, bộ vòng sợi và mâm sụn cũng đều được truyền lực để cân bằng chấn.
    • Nếu chỉ một vùng nhỏ vòng sợi nhận tất cả áp lực nó sẽ bị căng ra và rách, nhân nhầy có thể sẽ bị chuyển dịch ra khỏi phạm vi sinh lý của nó và gây ra thoát vị đĩa đệm.
    • Nếu áp lực chỉ dồn vào một điểm nhỏ ở mặt trên hay mặt dưới thân đốt xương sẽ bị tiêu ở chỗ bị tác động lực.
  • Giảm xóc: Nhân nhầy tuy không nén được nhưng có thể thay đổi hình dạng để giảm xóc chấn động. Khi nhân nhầy bị ép, nó sẽ bị xẹp xuống và truyền lực đến vòng sợi. Lực ép được truyền đồng đều cho toàn bộ vòng sợi và làm giảm sự đè ép trên thân đốt sống. Do đó đĩa đệm đảm bảo chức năng “giảm xóc” cho cơ thể, nhờ đó mà làm giảm nhẹ chấn động theo dọc trục cột sống do trọng tải.
  • Trao đổi chất lỏng: Nhân nhầy đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi tự do chất lỏng giữa đĩa đệm và các cấu trúc kế cận, nhất là vối thân đốt sống.

Bao bọc phía ngoài phần nhân nhầy là vòng bao xơ.

2. Bao xơ

Bao xơ là lớp thứ hai bao bọc bên ngoài phần nhân nhầy, được cấu thành bởi các sợi collagen rất dẻo và có tính đàn hồi cao, các vòng collagen này ôm lấy nhau thành nhiều lớp hình elip. Tiếp xúc của bao xơ với đốt sống như sau:

  • Lớp ngoài bám trực tiếp vào màng xương và gián tiếp bám vào viền đốt sống thông qua tấm sụn tận cùng
  • Lớp bên trong bám lấy bề mặt sụn thân sống lưng.

Vòng bao xơ có 5 nhiệm vụ chính:

  • Giữ vững cột sống: Các sợi của vòng sợi bám chặt vào mâm sụn và vành xương nối các thân đốt sống vào nhau để giữ vững cột sống Các cử động nhỏ của đốt sống:
  • Vòng sợi đốt sống có được các cử động nhỏ là do:
    • Vòng sợi co được.
    • Có sự đổi hướng các sợi (sự sắp xếp của các sợi vừa chạy nghiêng vừa xoay ốc từ thân đốt sống này đến thân đốt sống kế tiếp và các sợi của mỗi lớp kế cận tạo thành góc đối nhau).
  • Dây phanh: Vòng sợi hoạt động như một dây phanh, giới hạn vận động các thân đốt sống khi các sợi bị căng hết mức do thân đốt sống xoay hoặc nghiêng.
  • Nơi chứa nhân nhầy: Vòng sợi chứa nhân nhầy, giữ cho nó ở vị trí trung tâm. Khối nhân nhầy bình thường đủ làm cho vòng sợi hơi căng khiến cho vòng sợi phồng ra.
  • Giảm xóc: Bình thường các sợi co giãn của vòng sợi đã bị kéo hơi căng. Khi nhân nhầy bị ép các sợi sẽ bị căng thêm, tất cả lực đè trên cột sống sẽ được phân chia đều cho toàn vòng sợi.

2.3. Tấm sụn tận cùng

Tấm sụn tận cùng là lớp ngoài cùng của đĩa đệm, nằm giữa mâm sụn thân sống và lớp ngoài của bao xơ. Tấm sụn tận cùng được tạo nên bởi tổ hợp canxi, collagen, nước và các proteolycans giống phần nhân nhầy.

Tấm sụn tận cùng giống như lớp lá chắn của đĩa đệm và đốt sống với 2 chức năng là:

  • Bảo vệ thân đốt sống: Các mâm sụn bảo vệ thân đốt sống do sự dẫn truyền trọng lượng. Mặt trên và dưới của thân đốt sống chịu sức ép rất mạnh nhưng xương không tiêu đi khi mâm sụn còn nguyên vẹn.
  • Trao đổi chất lỏng giữa đĩa đệm và thân đốt sống: Đĩa đệm người trưởng thành hoàn toàn vô mạch, sự dinh dưỡng và bài tiết cặn bã được thực hiện bằng khuếch tán qua vòng sợi và mâm sụn bảo đảm sự trao đổi chất lỏng tự do giữa đĩa đệm và thân đốt sống kế cận.

3. Bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm

Với vai trò như vậy, đĩa đệm thường gặp một số bệnh lý sau:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Xẹp đĩa đệm
  • Phình (lồi đĩa đệm)

Cảm nhận của người bệnh khi điều trị tại phòng khám

Kiểm tra sức khỏe quaBài test

Bài test chuẩn đoán bệnh xương khớp của bạn qua biểu hiện của bạn
Bạn đang gặp phải triệu chứng nào dưới đây?
Tình trạng trên xuất hiện bao lâu rồi?
Kết quả bài test sẽ được gửi vào điện thoại của bạn sau 30’(dưới dạng sms) Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" hoặc click "Gửi bài test" để biết kết quả
41
Phòng khám xương khớp đức phúc

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 156 Kim Mã, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0792 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám xương khớp đức phúc
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 3. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 4. Phòng Khám Xương Khớp Đức Phúc - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan