Thoái hoá cột sống là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ có xu hướng gia tăng và để lại nhiều biến chứng khó lường. Vì thế, cần phát hiện và điều trị đúng cách để ngăn ngừa những nguy hại cho sức khỏe.

1. Thoái hoá cột sống là gì?

Theo wikipedia, thoái hóa cột sống (tên tiếng Anh là: Degenerative spine) là thuật ngữ y khoa bao gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Thông thường thoái hóa cột sống được sử dụng để mô tả chứng viêm xương khớp của cột sống. Đây là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến hay xảy ra với những người trong độ tuổi khoảng 35 trở lên. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi những đốt sống, giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Những vị trí thường hay bị thoái hóa gồm có: vùng lưng(trên và giữa lưng), cổ và vùng thắt lưng (phần dưới lưng trở lại). Thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là tình trạng phổ biến nhất.

Hình ảnh thoái hóa cột sống

Những người có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn cả là:

  • Người trên 60 tuổi có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống
  • Người có tiền sử tai nạn, chấn thương ảnh hưởng tới cột sống hoặc mắc bệnh lý viêm xương khớp
  • Những người làm công việc văn phòng hoặc hoạt động thể lực mạnh.
  • Người thiếu canxi, chế độ dinh dưỡng hàng ngày nghèo nàn, người thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Một số nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể kể đến như:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: khi tuổi tác của bạn càng cao xương và dây chằng ở cột sống trở nên yếu, dẫn đến tình trạng gai cột sống, đĩa đệm và sụn khớp suy yếu và thoái hóa dẫn đến hệ quả là thoái hóa cột sống
  • Thói quen: Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: sự thiếu hụt canxi, magie, glucosamine, collagen tuýp 2 khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Song song đó, việc sử dụng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá khiến nhiều người dưới 40 tuổi bị thoái hóa cột sống
  • Công việc: làm việc trong môi trường văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
  • Chấn thương: tai nạn, chấn thương ảnh hưởng tới cột sống nếu không được điều trị dứt điểm có thể trở thành nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống

Như phần đầu bài viết đã chia sẻ, thoái hóa cột sống thường gặp là thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ, ngoài các triệu chứng cơ bản thì mỗi trường hợp có những dấu hiệu riêng.

Triệu chứng chung cảnh báo thoái hóa cột sống là những cơn đau xuất hiện rất thường xuyên và âm ỉ kéo dài từ ngày này qua ngày khác và chủ yếu là đau ở vùng cổ vai gáy và thắt lưng đi kèm với cảm giác khó chịu cùng với tình trạng ăn không ngon, mất ngủ, sút cân, làm việc không hiệu quả.

Triệu chứng riêng thoái hóa cột sống cổ

  • Cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng gáy và lan xuống vai, cánh tay. Đau nhiều khi vận động vùng cổ (cúi gập đầu, xoay cổ)
  • Triệu chứng khác như đau nhức từ vùng chẩm rồi lan ra thái dương, trán và sau hốc mắt gây ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, giảm trí nhớ và mất ngủ.
  • Đối với trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nặng hơn, hình thành gai xương sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh tạo nên cảm giác cứng cổ vai gáy vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

Triệu chứng riêng thoái hóa cột sống lưng

  • Đau buốt các đốt sống lưng phía dưới bị thoái hóa trong vài tuần. Đau nhiều khi phải vận động vùng lưng (cúi gập người)
  • Đau lan rộng ra vùng hông, chân, đau nhiều vào ban đêm khiến bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ

4. Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Theo các bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc, có 3 cách được dùng để chẩn đoán thoái hóa cột sống

Chẩn đoán lâm sàng: bác sĩ theo dõi triệu chứng bệnh nhân gặp phải, ngoài ra sẽ quan sát thêm phản ứng cơ xương khớp của bệnh nhân khi thăm khám

Chẩn đoán cận lâm sàng bằng hình ảnh:

  • Chụp X-quang: phát hiện những vị trí tổn thương nhỏ nhất ở các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): ngoài việc cung cấp những dấu hiệu thoái hóa hẹp đĩa đệm, gai xương… còn giúp bác sĩ khám phân tích chi tiết trạng thái và mức độ thoái hóa cột sống chi tiết nhất.

Xét nghiệm loại trừ: xét nghiệm máu giúp phân tích chỉ số, loại trừ các bệnh lý như lao cột sống, viêm cột sống dính khớp.

5. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống như thế nào?

Theo các bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc, có thể chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa cột sống nếu phát hiện sớm và kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

5.1. Phương pháp điều trị giảm triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa

Đây là phương pháp mà bệnh nhân thoái hóa cột sống nhẹ có thể áp dụng, với việc tập trung khắc phục triệu chứng và làm giảm quá trình thoái hóa như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu

Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc: 

  • Thuốc tây có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn cơ: paracetamol, efferalgan, corticoid,...
  • Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa: glucosamine, chondroitin
  • Thuốc nam: các bài thuốc đắp và uống dân gian từ lá lốt, ngải cứu,...

thuoc-nam-chua-thoai-hoa-cot-song

Một số bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống như lá lốt, xương rồng, ngải cứu

Tập vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống

Đối với những trường hợp thoái hóa cột sống nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống, thúc đẩy hồi phục tự nhiên ở đốt sống bị thoái hóa. Những bài tập này không chỉ giúp hệ thống khớp linh hoạt, dẻo dai nó còn giúp người bệnh khỏe mạnh và thoải mái hơn.

5.2. Phẫu thuật thoái hóa cột sống

Đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống nặng, phương pháp điều trị khắc phục triệu chứng không đem lại sự hiệu quả hoặc đã biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải quyết tình trạng thoái hóa cột sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật cột sống đi kèm với những rủi ro như:

  • Trước phẫu thuật: quá trình gây mê có thể tồn tại biến chứng đau tim, đột quỵ, tổn thương não
  • Sau phẫu thuật: nhiễm trùng, rối loạn đông máu là rủi ro có thể gặp phải sau phẫu thuật cột sống.

6. Điều trị thoái hóa cột sống bằng kim siêu vi và sóng cao tần tại phòng khám Đức Phúc

Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc là áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa cột sống không xâm lấn bằng kim siêu vi kết hợp với sóng cao tần thế hệ III đem lại hiệu quả điều trị lên đến 95%:

  • Kim siêu vi là 1 thủ thuật xâm lấn không vết thương hở, sử dụng đầu kim siêu nhỏ tác động trực tiếp vào hệ thống gân cơ dây chằng ở vị trí thoái hóa đang bị xơ hóa, kết dính, giải phóng thần kinh, mạch máu bị chèn ép, hồi phục tế bào tổn thương, ổn định dứt điểm tình trạng đau nhức.
  • Kết hợp cùng sóng cao tần thế hệ thứ III, với tác động chiếu các bước sóng cao tần vào vị trí tổn thương, mục đích hồi phục gân cơ dây chằng xơ cứng, chống viêm, tái tạo độ đàn hồi của mô sụn, dây chằng.

dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-bang-kim-sieu-vi

Kim siêu vi điều trị thoái hóa cột sống tại phòng khám Đức Phúc

Thông thường, liệu trình điều trị thoái hóa cột sống từ 2 - 5 lần kết hợp cả hai phương pháp trên, với thời gian điều trị ngắn (chỉ khoảng 45 phút/lần điều trị), bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể ra về ngay sau điều trị. Tùy theo mức độ thoái hóa, người bệnh có thể thấy rõ sự hiệu quả khi điều trị tại phòng khám ngay sau liệu trình đầu tiên.

7. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống

Áp dụng một lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên là cách phòng ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả.

  • Tập thể dục và chơi thể thao đều đặn
  • Làm việc nặng vừa phải, kết hợp với nghỉ ngơi để giảm áp lực lên thắt lưng và đốt sống cổ
  • Thay đổi tư thế, đi lại nhiều đối với người làm văn phòng
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi, glucosamin và các vitamin cần thiết. Hạn chế bia rượu, chất kích thích thuốc lá cũng như thực phẩm có hại cho sức khỏe

Cảm nhận của người bệnh khi điều trị tại phòng khám

Kiểm tra sức khỏe quaBài test

Bài test chuẩn đoán bệnh xương khớp của bạn qua biểu hiện của bạn
Bạn đang gặp phải triệu chứng nào dưới đây?
Tình trạng trên xuất hiện bao lâu rồi?
Kết quả bài test sẽ được gửi vào điện thoại của bạn sau 30’(dưới dạng sms) Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" hoặc click "Gửi bài test" để biết kết quả
23
Phòng khám xương khớp đức phúc

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 156 Kim Mã, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0792 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám xương khớp đức phúc
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 3. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 4. Phòng Khám Xương Khớp Đức Phúc - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan