Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, thường xuất hiện ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ. Phát hiện và nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng để có cách chữa trị kịp thời là lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh.

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống thắt lưng từ L1 đến L5 bị thoái hóa đi kèm với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Thông thường, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng ở các vị trí đốt sống L4, L5 và S1, bởi nhiệm vụ chính của các đốt này là nâng đỡ cơ thể, tạo đường cong cột sống.

Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Những ai có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Người cao tuổi
  • Người thừa cân, béo phì
  • Dân văn phòng, bốc vác, lái xe
  • Người bị tai nạn, chấn thương vùng cột sống thắt lưng
  • Người có người nhà có tiền sử thoái hóa cột sống

2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng, các bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc đã tổng hợp thành các nhóm chính:

  • Tuổi cao: người trên 55 tuổi quá trình lão hóa diễn ra nhanh, hệ quả là sụn khớp, xương dưới sụn bị ảnh hưởng
  • Dinh dưỡng: chế độ ăn nghèo nàn, ít bổ sung canxi và đầy đủ dưỡng chất khiến xương yếu đi hoặc dùng nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh kéo theo nguy cơ béo phì, tăng áp lực lên cột sống, đẩy nhanh quá trình bào mòn, ức chế tái tạo sụn khớp
  • Công việc: những người thường xuyên mang vác nặng tạo áp lực lên thắt lưng, người làm việc liên tục một tư thế (như dân văn phòng) khiến xương khớp thiếu linh hoạt và yếu dần
  • Lười tập luyện: những người ít vận động, chơi thể thao, các tổ chức xương khớp, sụn, đĩa đệm kém linh hoạt hơn người bình thường, dễ bị thoái hóa
  • Di truyền: một số trường hợp bị thoái hóa đốt sống lưng do di truyền từ thế hệ trước
  • Tai nạn, chấn thương: những chấn thương vùng thắt lưng nếu không điều trị dứt điểm để hồi phục, có nguy cơ phát triển thành thoái hóa

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng có triệu chứng cơ bản giống bệnh lý xương khớp như thoát vị, nên bệnh nhân cần nắm được để phân biệt và sớm phát hiện ra bệnh của mình.

  • Đau tại thắt lưng: cơn đau xuất hiện thường xuyên ở vùng thắt lưng, đau âm ỉ kéo dài, đau nhiều hơn khi vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi
  • Đau lan sang các vùng khác: cơn đau lan sang các vùng lân cận thắt lưng như hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa
  • Khó cử động: người bệnh gập khó khăn khi gập / xoay người, khi ngồi xuống cần một lúc lâu mới đứng dậy được, yếu chi dưới
  • Rối loạn đại tiểu tiện: một số trường hợp thoái hóa đốt sống lưng bệnh nhân bị mất ý thức và không kiểm soát được hành động đi ngoài, tiểu tiện

4. Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Khi bệnh nhân nghi ngờ bị thoái hóa cột sống thắt lưng và đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm để đưa ra kết luận.

Khám lâm sàng: bác sĩ dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, tiền sử bệnh xương khớp của bệnh nhân và người nhà, tiền sử tai nạn, chấn thương.

Chẩn đoán hình ảnh: bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT để chẩn đoán

  • X-quang: bệnh nhân chụp hình ảnh thắt lưng ở tư thế thẳng và nghiêng để phát hiện những vị trí tổn thương nhỏ nhất ở các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống
  • MRI: đánh giá tình trạng thoái hóa dựa trên hình ảnh hẹp đĩa đệm, gai xương
  • CT: giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và xác định chính xác vị trí tổn thương

Xét nghiệm: xét nghiệm máu tổng quát giúp phân tích chỉ số, loại trừ các bệnh lý như lao cột sống, viêm cột sống dính khớp.

5. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Theo các bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc, thoái hóa cột sống thắt lưng không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nó ẩn chứa nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

5.1. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc

Thuốc tây: người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ,... tùy theo tình trạng cũng như thể trạng của bệnh nhân.

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, efferalgan – codein
  • Thuốc chống viêm không steroid: diclofenac, meloxicam, etoricoxib…
  • Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal…
  • Thuốc tác dụng chậm quá trình lão hóa: chondroitin, glucosamine, diacerein…

Lưu ý: Sử dụng thuốc tây đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống có tác dụng giảm đau nhanh, khiến bệnh không nặng thêm, tuy nhiên không điều trị khỏi hoàn toàn, cũng như gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể nên cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc nam: các loại dược liệu tự nhiên được dùng theo phương pháp đắp chườm nóng hoặc thuốc sắc như lá lốt, xương rồng,...

Lưu ý: Các bài thuốc nam giúp giảm triệu chứng nhưng chỉ phù hợp với những bệnh nhân phát hiện thoái hóa ở giai đoạn đầu, cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới thấy hiệu quả.

5.2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng nhờ tác dụng tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả, đồng thời còn ngăn chặn được các biến chứng như teo cơ, liệt chi hiệu quả. Một số liệu pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thường được chỉ định như:

  • Xoa bóp bấm huyệt,
  • Kéo giãn cột sống
  • Chiếu tia hồng ngoại
  • Chườm nóng

5.3. Phẫu thuật thoái hóa cột sống

Phẫu thuật thoái hóa cột sống thắt lưng được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân nặng, các biện pháp điều trị không xâm lấn khác không đem lại hiệu quả và bệnh nhân đã bắt đầu xuất hiện biến chứng như đau thần kinh tọa nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống chèn ép tủy sống.

6. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng kim siêu vi và sóng cao tần thế hệ III tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc

Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc là áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa cột sống không xâm lấn bằng kim siêu vi kết hợp với sóng cao tần thế hệ III đem lại hiệu quả điều trị lên đến 95%:

  • Kim siêu vi là 1 thủ thuật xâm lấn không vết thương hở, sử dụng đầu kim siêu nhỏ tác động trực tiếp vào hệ thống gân cơ dây chằng ở vị trí thoái hóa đang bị xơ hóa, kết dính, giải phóng thần kinh, mạch máu bị chèn ép, hồi phục tế bào tổn thương, ổn định dứt điểm tình trạng đau nhức.
  • Kết hợp cùng sóng cao tần thế hệ thứ III, với tác động chiếu các bước sóng cao tần vào vị trí tổn thương, mục đích hồi phục gân cơ dây chằng xơ cứng, chống viêm, tái tạo độ đàn hồi của mô sụn, dây chằng.

dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-bang-kim-sieu-vi

Kim siêu vi điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng tại phòng khám Đức Phúc

Cảm nhận của người bệnh khi điều trị tại phòng khám

Kiểm tra sức khỏe quaBài test

Bài test chuẩn đoán bệnh xương khớp của bạn qua biểu hiện của bạn
Bạn đang gặp phải triệu chứng nào dưới đây?
Tình trạng trên xuất hiện bao lâu rồi?
Kết quả bài test sẽ được gửi vào điện thoại của bạn sau 30’(dưới dạng sms) Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" hoặc click "Gửi bài test" để biết kết quả
28
Phòng khám xương khớp đức phúc

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 156 Kim Mã, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0792 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám xương khớp đức phúc
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 3. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 4. Phòng Khám Xương Khớp Đức Phúc - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan