Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa

Hiện nay, ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra và độ tuổi của bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Vậy thoát vị đĩa đệm là bệnh gì, đâu là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm, hãy cùng phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng, sau bên,... (theo Wikipedia Việt Nam).

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Hình ảnh đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoát vị

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Theo các bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc, các nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm là:

  • Tuổi tác: quá trình lão hóa tự nhiên sau 30 tuổi, loãng xương ở người lớn tuổi khiến xương khớp, vòng xơ bị yếu đi
  • Bệnh lý cột sống, tiền sử chấn thương: người mắc bệnh gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống, có tiền sử tai nạn, chấn thương lưng cổ
  • Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. 
  • Sai tư thế làm việc, nghỉ ngơi: tư thế mang vác nặng hoặc ngồi quá lâu, tư thế ngủ gây ảnh hưởng xấu đến cột sống
  • Yếu tố di truyền
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Những triệu chứng cơ bản ở người bị thoát vị đĩa đệm như:

  • Đau tại chỗ: đau âm ỉ hoặc đau nhói vùng thắt lưng hoặc cổ, đau nhiều khi vận động (đi lại, lên xuống cầu thanh,...) và giảm dần khi ngồi nghỉ. Có thể kèm theo cảm giác nóng hoặc ngứa vùng lưng, cổ bị thoát vị
  • Đau mỏi, tê bì chân tay: phần nhân nhầy thoát vị chèn ép rễ thần kinh kéo theo những cơn đau hoặc tê bì ở cánh tay, vai hoặc đùi, mông, bắp chân
  • Triệu chứng khác như mệt mỏi, mất ngủ, sốt nhẹ,...
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ kèm theo triệu chứng hoa mắt chóng mặt, đau đầu do các mạch máu chạy lên não bị chèn ép.

4. Thoái hóa đĩa đệm đi kèm những biến chứng nguy hiểm

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm như:

  • Bại liệt và tàn phế
  • Teo cơ chi 
  • Tổn thương hệ thần kinh
  • Rối loạn cảm giác
  • Đau khập khiễng cách hồi
  • Rối loạn bài tiết

Biến chứng thoát vị đĩa đệm

Biến chứng nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm

5. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm như thế nào?

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

  • Giai đoạn đau cấp: Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức quá mức. Tình trạng đau tái phát khi vận động quá sức tại vùng này. Đĩa đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.
  • Giai đoạn chèn ép rễ: Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Vào lúc này, vòng sợi đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây chèn ép rễ. Tình trạng thoát vị có thể kéo theo các thay đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Chụp X-quang: giúp xác định vị trí thoát vị và phát hiện những tổn thương khác của cột sống.
  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất, giúp xác định vị trí, hình thái, số tần thoát vị.
  • Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể chụp MRI.

6. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Hiện tại có hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thường gặp là điều trị bảo tồn không xâm lấn và mổ thoát vị đĩa đệm.

6.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn

Tập vật lý trị liệu, chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt và sử dụng thuốc giảm đau hay các bài thuốc dân gian là các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn được nhiều bệnh nhân thể nhẹ, không muốn can thiệp dao kéo trong điều trị

  • Vật lý trị liệu: các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cơ, giữ ổn định cột sống theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu
  • Các bài thuốc dân gian: Sử dụng các phương pháp chườm nóng bằng cây thuốc dân gian hoặc thuốc sắc hỗ trợ giảm triệu chứng đau
  • Chế độ nghỉ ngơi: bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giảm bớt cường độ lao động và tăng dần lên theo hướng dẫn của bác sĩ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, phục hồi
  • Thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm cũng là cách điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn 

6.2. Mổ thoát vị đĩa đệm

Đối với bệnh nhân áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không đem lại hiệu quả, và bệnh nhân bắt đầu xuất hiện biến chứng nhẹ như như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại,... các bác sĩ sẽ xem xét đến phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm.

7. Điều trị thoát vị đĩa đệm tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc

Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc với bề dày 10 năm kinh nghiệm là địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín tại Hà Nội. Mỗi năm phòng khám tiếp nhận và điều trị khỏi cho khoảng 800 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm từ nhẹ tới nặng.

Hiện tại, phòng khám áp dụng phương pháp bảo tồn trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thế hệ III kết hợp với thủ thuật kim siêu vi:

  • Sóng cao tần thế hệ III tác động trực tiếp vào vị trí nhân nhầy đĩa đệm đang tổn thương, sẽ làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, giúp co hồi khối thoát vị trở về vị trí ban đầu, giải phóng dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép.
  • Kim siêu vi là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, bóc tách những gân cơ dây chằng xơ hóa, giúp giải phóng hoàn toàn các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó giúp cho lượng máu nuôi dưỡng phục hồi tế bào tổn thương.

Ưu điểm khi kết hợp hai phương pháp này trong điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Thời gian điều trị ngắn 45 - 60 phút/ lần, liệu trình điều trị tùy mức độ 2 - 5 lần
  • Không xâm lấn, không vết thương hở, không chảy máu
  • An toàn và hiệu quả với người bệnh
  • Người bệnh không cần nằm viện, về nhà và sinh hoạt bình thường ngay sau điều trị

Cảm nhận của người bệnh khi điều trị tại phòng khám

Kiểm tra sức khỏe quaBài test

Bài test chuẩn đoán bệnh xương khớp của bạn qua biểu hiện của bạn
Bạn đang gặp phải triệu chứng nào dưới đây?
Tình trạng trên xuất hiện bao lâu rồi?
Kết quả bài test sẽ được gửi vào điện thoại của bạn sau 30’(dưới dạng sms) Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" hoặc click "Gửi bài test" để biết kết quả
26
Phòng khám xương khớp đức phúc

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 156 Kim Mã, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0792 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám xương khớp đức phúc
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 3. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 4. Phòng Khám Xương Khớp Đức Phúc - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan