Thoái hóa cột sống cổ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống cổ cùng với thoái hóa cột sống thắt lưng là hai trường hợp phổ biến nhất, chiếm đến 95% các ca thoái cột sống. Thoái hóa cột sống cổ là gì, đâu là nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả nhất, cùng các bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc tìm hiểu nhé!

1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là tình trạng bệnh lý thoái hóa cột sống ở các đốt sống cổ (C1 đến C7) gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Thoái hóa cột sống cổ thường gặp nhất ở các vị trí C5, C6 và C7 - vị trí chuyển tiếp của cột sống giữa phần cổ và lưng.

Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ

Những ai có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ:

  • Người bước vào giai đoạn trung niên cả nam lẫn nữ, từ 40 - 50 tuổi
  • Người mà công việc thường xuyên phải cử động nhiều vùng cổ: nông dân, bác sĩ nha, diễn viên xiếc,...
  • Người có tiền sử chấn thương hoặc tai nạn vùng cổ

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ như công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác.

  • Công việc: những công việc đòi hỏi người làm không thường xuyên cử động vùng cổ, liên tục cúi hoặc ngửa cổ, mang vác nặng làm gia tăng áp lực lên các đốt sống cổ dễ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ
  • Sinh hoạt: chế độ dinh dưỡng không kiểm soát gây béo phì, thiếu canxi và dinh dưỡng, hút nhiều thuốc lá, uống rượu bia cũng gây ra thoái hóa đốt sống cổ
  • Hoạt động: lười vận động, ít chơi thể thao, kê gối cao khi ngủ khiến khớp cổ bị cứng, thiếu linh hoạt, lâu dần gây ra thoái hóa
  • Tuổi tác: người trung niên (ngoài 40) thì dấu hiệu lão hóa, thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh cũng đi kèm nguy cơ thoái hóa cột sống cổ

nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng với tình trạng các đốt sống bị viêm, có thể hình thành gai xương dẫn đến các cơn đau, cụ thể:

  • Đau cổ và những vị trí lân cận: cơn đau cổ xuất hiện bất chợt nhưng thường tăng nặng khi vận động, giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể lan ra các vùng xung quanh cổ như từ gáy tới sau tai, đỉnh đầu, cánh tay
  • Cứng cổ: cổ bị cứng, khó xoay hay gập cổ nhất là sau khi thức dậy hoặc ngồi giữ cổ lâu ở một tư thế
  • Xuất hiện dấu hiệu Lhermitte: cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. 

4. Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ như thế nào?

Để chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên mô tả của bệnh nhân về triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm tầm vận động của cột sống cổ cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của tình trạng thoái hóa tới phản xạ và sức lực ở cánh tay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân thoái hóa cột sống không có triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X quang, CT hoặc MRI để chẩn đoán bằng hình ảnh.

Chẩn đoán hình ảnh:  

  • Chụp X quang: Trên phim sẽ thể hiện những bất thường của cột sống cổ như mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương
  • Chụp CT-Scan: cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt những tổn thương rất nhỏ trên xương
  • Chụp MRI: có thể phát hiện thêm nhiều nguy cơ khác như thoát vị đĩa đệm, vị trí thoái hóa, rễ thần kinh bị chèn ép… thậm chí là các khối u, viêm đĩa đệm đốt sống.

Xét nghiệm: Một số xét nghiệm về điện cơ giúp bác sĩ phát hiện những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ bên trong như hẹp lỗ gian đốt sống, biến đổi trương lực mạch, ghi điện thế gợi cảm thân thể bất thường, gợi vận động nhạy hơn…

6. Điều trị thoát hóa cột sống cổ bằng kim siêu vi tại phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc

Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc là áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ không xâm lấn bằng kim siêu vi kết hợp với sóng cao tần thế hệ III đem lại hiệu quả điều trị lên đến 95%:

  • Kim siêu vi: bác sĩ sử dụng đầu kim siêu nhỏ tác động trực tiếp vào hệ thống gân cơ dây chằng ở vị trí thoái hóa đốt sống cổ đang bị xơ hóa, kết dính, giải phóng thần kinh, mạch máu bị chèn ép, hồi phục tế bào tổn thương, ổn định dứt điểm tình trạng đau nhức.
  • Kết hợp cùng sóng cao tần thế hệ thứ III, với tác động chiếu các bước sóng cao tần vào vùng cổ bị thoái hóa, mục đích hồi phục gân cơ dây chằng xơ cứng, chống viêm, tái tạo độ đàn hồi của mô sụn, dây chằng.

Thông thường, liệu trình điều trị thoái hóa cột sống từ 2 - 5 lần kết hợp cả hai phương pháp trên, với thời gian điều trị ngắn (chỉ khoảng 45 phút/lần điều trị), bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể ra về ngay sau điều trị. Tùy theo mức độ thoái hóa, người bệnh có thể thấy rõ sự hiệu quả khi điều trị tại phòng khám ngay sau liệu trình đầu tiên.

7. Phòng tránh nguy cơ thoái hóa cột sống như thế nào?

7.1. Trong sinh hoạt hàng ngày

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây ra nhưng trong sinh hoạt hàng ngày bạn cũng nên có biện pháp phòng bệnh cụ thể:
Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
7.2. Trong khi làm việc

Đối với người làm văn phòng, làm việc với máy vi tính nhiều, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản. Tuyệt đối không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài.
Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng, không  để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp. Khi làm việc phải giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính.
Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ là khoảng cách tốt nhất. Không để  màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.

7.3. Trong khi ngủ

Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.
Trong khi nằm, cần có gối kê  đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gập cổ.
Người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, “quay vòng đầu, cổ’. Thực hiện động tác này quá độ có khả năng làm nặng thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người già tốt nhất không nên tập lắc, quay cổ.

7.4. Trong chế độ ăn hàng ngày

Bữa ăn của người bệnh nên có canxi, protein, vitamin B, vitamin C và vitamin E làm thành phần chính, đặc biệt là cá, xương đuôi lợn, đỗ vàng, đỗ đen hầm chứa nhiều protein đồng thời ăn nhiều mướp đắng, cây sắn dây.

Cảm nhận của người bệnh khi điều trị tại phòng khám

Kiểm tra sức khỏe quaBài test

Bài test chuẩn đoán bệnh xương khớp của bạn qua biểu hiện của bạn
Bạn đang gặp phải triệu chứng nào dưới đây?
Tình trạng trên xuất hiện bao lâu rồi?
Kết quả bài test sẽ được gửi vào điện thoại của bạn sau 30’(dưới dạng sms) Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" hoặc click "Gửi bài test" để biết kết quả
40
Phòng khám xương khớp đức phúc

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 156 Kim Mã, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0792 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám xương khớp đức phúc
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 3. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 4. Phòng Khám Xương Khớp Đức Phúc - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan